Bệnh chàm là một trong những căn bệnh da liễu gây ám ảnh, không chỉ khiến vẻ bề ngoài xuống sắc, mà còn đi kèm với những triệu chứng ngứa ngáy. Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh chàm, cách điều trị, xử lý và các biến chứng có thể xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chính xác và chi tiết nhất về căn bệnh này.
Bệnh chàm là gì?
Chàm hay tên khoa học là Eczema, thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm da hoặc kích ứng, điển hình là sự thay đổi lớp trên cùng của bề mặt da. Với những đặc trưng như mẩn đỏ kèm theo mụn li ti, tróc vảy cùng giảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Một số vị trí phổ biến nhất khi bị chàm như cánh tay, mặt và cổ. Bệnh sẽ khiến bề mặt da trở nên sần sùi, mất duyên, không ưa nhìn, dẫn đến sự tự ti ngày càng cao. Đặc biệt, đối tượng mắc bệnh chàm không giới hạn độ tuổi và nghề nghiệp. Đặc tính dai dẳng, thường xuyên tái phát và khó chữa trị dứt điểm khiến người bệnh mệt mỏi, tự ti trong sinh hoạt lẫn giao tiếp hằng ngày.
Tuy bệnh không gây ảnh hưởng nặng đến sức khoẻ nhưng việc điều trị vẫn phải ưu tiên và cần loại bỏ sớm để không tiến triển nặng hơn. Tránh khả năng người bệnh phải sống cùng với Eczema suốt cả đời.
Bệnh chàm có chữa được không?
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị chàm vĩnh viễn. Trọng tâm chính của việc điều trị và kiểm soát bệnh là cách chăm sóc da tốt. Vì tình trạng bệnh mãn tính nên giai đoạn tiến triển bệnh sẽ khác nhau, phụ thuộc từng cơ địa của mỗi người.

Bệnh chàm có lây không?
Dựa trên các nghiên cứu thực tế, chàm không thể lây truyền từ người này sang người khác bằng việc tiếp xúc thông thường. Mà sẽ lây từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể của người bệnh. Đồng thời, khả năng di truyền cao nên khi mang thai thì bệnh sẽ được truyền từ mẹ sang con.

Các loại bệnh chàm
Bệnh chàm được chia thành nhiều loại với các biểu hiện tương đồng nhau như: chàm bàn tay, viêm da dị ứng, chàm vi trùng,… Để có thể xác định rõ loại chàm của người bệnh, cần căn cứ vào loại phát ban và vị trí xuất hiện ở trên cơ thể.
Viêm da dị ứng
Thường hay gọi là viêm da cơ địa, là dạng phổ biến nhất trong các loại chàm, thường bắt đầu ở độ tuổi còn nhỏ. Ngoài ra, bệnh còn đi cùng bộ đôi hen suyễn và viêm mũi dị ứng.
Viêm da tiếp xúc
Đa phần mọi người đều sẽ gặp phải tình trạng này ở thời điểm bất kì trong cuộc đời. Bệnh diễn ra khi da tiếp xúc với chất liệu hay kim loại nào đó gây kích ứng. Với 2 loại viêm da được chia là:

- Viêm da kích ứng, phổ biến và gần với bệnh viêm da dị ứng.
- Viêm da dị ứng khởi phát khi tiếp xúc với dị nguyên thúc đẩy bệnh phát triển.
Bệnh tổ địa
Đây là một dạng bệnh ít phổ biến và gây khó khăn trong việc điều trị. Mụn nước li ti nổi ở lòng bàn tay, bàn chân,… mà nguyên nhân là do đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc các chất kích thích.
Viêm da đa thần kinh
Xu hướng gây bệnh bằng cách gây ngứa dữ dội, ở những vị trí như gáy, cánh tay hoặc chân. Theo nghiên cứu, độ tuổi 30 – 50 ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Đồng thời, viêm da đa thần kinh còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như rối loạn lo âu,…

Chàm đồng tiền/ đồng xu
Dấu hiệu đặc trưng là mụn nước sẽ tập trung thành những đám với hình oval hoặc tròn và gây ngứa. Chàm đồng xu xảy ra ở mọi độ tuổi, phổ biến ở nam giới và nhất là trên 50 tuổi nghiện rượu mãn tính.
Về lâm sàng, bệnh này được chia làm 2 thể:
- Thể ướt: mụn nước, bọng nước, chảy dịch nhiều.
- Thể khô (bán cấp hoặc mạn tính): bong vẩy, tổn thương.
Chàm vi khuẩn
Bệnh này còn được biết đến với tên chàm vi trùng, với yếu tố gây bệnh là nhiễm nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng nên có các tuýp quá mẫn tương ứng khác nhau.

Chàm bàn tay
Bệnh lý viêm da chỉ ảnh hưởng đến bàn tay. Dễ mắc phải khi làm những nghề mà tay phải tiếp xúc nhiều với nước và hoá chất nhiều lần trong ngày. Chàm bàn tay được phân thành 2 loại dựa trên diễn biến bệnh:
- Chàm bàn tay cấp hoặc bán cấp: bệnh diễn biến dưới 3 tháng hoặc không tái lại trong 1 năm.
- Chàm bàn tay mãn tính: bệnh kéo dài trên 3 tháng hoặc tái lại hơn 2 lần trong 1 năm cho dù đã được điều trị thích hợp.
Viêm da tiết bã nhờn
Xuất hiện ở những vùng có nhiều tuyến dầu trên cơ thể, trên da đầu được gọi là gàu. Viêm da tiết bã nhờn được xem là kết quả của phản ứng nghiệm trọng do hàm lượng nấm men Malassezia quá cao.

Viêm da ứ nước
Viêm da ứ đọng là một tên khác nói về bệnh thường diễn ra ở người có hệ tuần hoàn máu kém. Vị trí xuất hiện chủ yếu là vùng cẳng chân và nguyên nhân không liên quan đến gen. Thường xảy ra đối với người hay ngồi lâu hoặc đứng lâu như giáo viên, bảo vệ,…
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm
Hiện nay vẫn chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm. Nhưng dưới đây sẽ là những yếu tố ảnh hưởng và gây tác động sinh bệnh như:

- Di truyền: theo minh chứng thì đây là bệnh có khả năng di truyền cao nếu trong gia đình có 1 người mắc phải.
- Stress: không những ảnh hưởng đến thần kinh mà còn khiến cơ thể mắc phải các bệnh lý ngoài da.
- Thời tiết: tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh hình thành và phát triển.
- Dị ứng: nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh.
- Bệnh ngoài da: khiến hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao
- Vệ sinh kém: khiến vi khuẩn tích tục và sinh bệnh.
- Lam dụng thuốc Tây: một số loại thuốc bôi ngoài da khi sử dụng quá mức và lâu dài sẽ dẫn đến chàm.
Ngoài ra, rối loạn các chức năng bên trong cơ thể như thần kinh, nội tiết,.. cũng thúc đẩy sự hình thành bệnh.
Triệu chứng bệnh chàm
Tuỳ theo loại chàm mà bạn mắc phải thì sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, ngứa được xem là dấu hiệu đặc trưng và phổ biến nhất của bệnh này.
Ở trẻ sơ sinh
Tình trạng phát ban ngứa và nặng hơn là chảy nước vàng, đóng vảy, chủ yếu ở mặt, kẽ da và đầu. Ngoài ra, bệnh chàm cũng xuất hiện ở cánh tay, chân, lưng và ngực của trẻ sơ sinh.

Ở trẻ em
Trẻ nhỏ và thiếu niên thì bệnh sẽ thường phát ban ở vị trí khuỷu tay, sau đầu gối, trên cổ và mắt cá chân. Sau đó, tiến triển thành vảy và khô.
Ở người lớn
Chủ yếu xuất hiện ở những vị trí như mặt, mặt sau của đầu gối, cổ tay,…với dấu hiệu da rất khô, dày và có vảy. Ngoài ra, bệnh chàm còn gây ảnh hưởng đến sắc tố da làm vùng bị bệnh sẽ sáng hoặc sẫm màu hơn.
Biến chứng bệnh chàm
Rối loạn giấc ngủ được xem là biến chứng nặng nề của bệnh chàm. Khi có đến khoảng 60% trẻ bị rối loạn giấc ngủ và gây ảnh hưởng đến cha mẹ của chúng. 15 – 30% người lớn thì gặp các vấn đề với giấc ngủ như mất ngủ, ban ngày buồn ngủ và mệt mỏi,…
Một số biến chứng phát sinh mà người bị chàm sẽ mắc phải như dị ứng, nhiễm trùng, vấn đề về thị lực, thần kinh ảnh hưởng, bệnh tim và tự miễn.

Ngoài ra, dựa trên nghiên cứu hơn 55% người bị bệnh ở mức độ trung bình đến nặng đã không kiểm soát bệnh đầy đủ. Dẫn đến, việc tiêu cực về sức khoẻ và hài lòng trong cuộc sống đã tăng theo mức độ nghiêm trọng.
Đặc biệt, những bệnh nhiễm trùng kèm theo khi mắc bệnh chàm sẽ gây giảm 8,3 năm tuổi thọ so với dân số chung. Đồng thời, nguy cơ tử vong vẫn có thể xảy ra và luôn rình rập người bệnh.
Cần làm gì khi bị bệnh chàm
Khi mắc phải bệnh chàm, người bệnh cần lưu ý và làm theo những điều sau:

- Điều trị bệnh dưới sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
- Khi tắm cần nhẹ nhàng không cào mạnh, chà sát, hạn chế sử dụng xà phòng ở vùng da bị chàm.
- Nên dùng các thảo dược như chè tươi, lá trà xanh,.. nấu nước tắm.
- Nếu sử dụng thuốc bôi có chứa corticosteroid thì chỉ bôi ở vùng chàm đã khô, không bôi diện tích rộng.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất cũng như các nguyên nhân gây dị ứng như xi măng, thuốc nhuộm, than đá,…
- Mặc trang phục thoải mái, dễ chịu tránh ôm và chất liệu dễ xước như vải bố,…
- Chế độ sinh hoạt hợp lý, thư giãn tinh thần và tập thể thao.
- Chú ý tránh những loại thực phẩm có thể gây các triệu chứng của chàm
Trên đây là những thông tin hữu ích và khái quát nhất về bệnh chàm, do phòng khám ĐÔNG Y ĐẠI PHÚC chia sẻ. Hy vọng bạn sẽ chắt lọc được thông tin cần thiết cho mình và nếu muốn lên kế hoạch cụ thể bài bản trị bệnh thì liên hệ (028) 38 495 888. Để đặt lịch khám hoặc nghe tư vấn về bệnh một cách chính xác và đầy đủ nhất.