Bệnh tổ đỉa thường không hiếm gặp, nhưng nó lại gây phiền toái và mất tự tin cho người bệnh. Bệnh tổ đỉa, hay còn được gọi là chàm tổ đỉa, là một bệnh da liễu với biểu hiện thường gặp là nổi mụn nước trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Vậy khi bị tổ đỉa có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao? Bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây.
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa là một loại bệnh chàm thường ảnh hưởng đến bàn tay và bàn chân. Trong hầu hết các trường hợp, biểu hiện rõ nhất là các mụn nước rất ngứa, chảy nước, chủ yếu ảnh hưởng đến các mặt của ngón tay, lòng bàn tay và bàn chân.

Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy ở người lớn dưới 40 tuổi và phổ biến hơn ở phụ nữ. Các triệu chứng thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần tuỳ vào từng cơ địa.
Bệnh tổ đỉa có lây không?
Tổ đỉa là bệnh không có khả năng lây lan, nó là vấn đề cơ địa của từng cá nhân. Thông thường các bệnh ngoài da thường có khả năng lây lan rất cao, tuy nhiên tổ đỉa thì không. Nó chỉ lan rộng ra các phần khác trên tay hoặc chân và khiến cho người bệnh bị khó chịu, mất tự tin.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi không?
Về bản chất, tổ địa chỉ là một bệnh ngoài da và xuất hiện cục bộ ở một số bộ phận trong cơ thể như lòng bàn tay và bàn chân. Chúng có thể tự khỏi mà không cần tác động từ người bệnh. Tuy nhiên đây là bệnh mãn tính và có thể phát đi phát lại nhiều lần. Chính vì vậy, người bệnh cần đến bác sĩ da liễu để được tư vấn về tình trạng sức khoẻ và phương pháp điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Nguyên nhân chính xác của bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, các yếu tố như căng thẳng, nhiệt và mồ hôi có thể làm cho tổ đỉa nặng hơn.
Khoảng 50% những người bị tổ đỉa cũng bị chàm cơ địa hoặc tiền sử gia đình có bệnh chàm cơ địa. Bệnh này cũng có thể tồn tại với tình trạng nhiễm nấm, do đó khi bị tổ đỉa, bạn nên kiểm tra xem bàn tay, bàn chân có biểu hiện nào của viêm nhiễm nấm hay không.

Bàn tay và bàn chân là những bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài, vì vậy chúng dễ tiếp xúc trực tiếp với các nguồn kích ứng gây bệnh. Điều này sẽ gây bệnh cho người tiếp xúc hoặc làm bệnh trầm trọng hơn với những người đã mắc bệnh, đặc biệt với những người có da nhạy cảm.
Triệu chứng và các giai đoạn của bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa khi mới xuất hiện sẽ rất ngứa, có cảm giác nóng rát và châm chích ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Sau đó xuất hiện các mụn nước nhỏ, dần trở thành các mụn nước lớn hơn, có thể bị nhiễm trùng, gây đỏ, đau, sưng và có mủ.

Khi da khô đi thường có hiện tượng bong tróc, tiếp theo có thể trở nên đỏ và khô với các vết nứt. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các nếp gấp của móng tay và vùng da xung quanh móng tay, gây ra sưng tấy.
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Như đã đề cập ở trên, đây chỉ là một bệnh ngoài da và không quá nguy hiểm, không có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên các triệu chứng của chúng có thể gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh và có thể tái phát nhiều lần.

Nên làm gì khi bị bệnh tổ đỉa
Khi bị tổ đỉa, người bệnh cần lưu ý đến những vẫn đề sau đây
- Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hãy sử dụng găng tay khi phải làm việc nhà, tắm gội… Nên dùng loại có lót bông thay vì chỉ sử dụng găng tay cao su hoặc nhựa.
- Nếu phải giặt quần áo bằng tay thì nên sử dụng nước ấm, vì khi sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây kích ứng da, làm tình trạng trở nên nặng hơn.
- Người bị tổ đỉa với tình trạng nặng có thể gây khó chịu, mất ngủ vào ban đêm. Vì vậy có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng histamine, nhằm mang lại giấc ngủ tốt hơn. Lưu ý, nó không có tác dụng điều trị căn bệnh này.

- Nếu các mụn nước trở nên quá lớn, có thể sử dụng một cây kim hoặc thiết bị tương tự đã được khử trùng để tạo một vết rách trên bề mặt của mụn nước. Tuy nhiên, cũng không nên bóc lớp bề mặt của mụn nước vì chúng có thể gây ra đau rát thậm chí nhiễm trùng.
- Nên lựa chọn các loại tất, vớ làm từ 100% cotton hoặc lụa, tạo điều kiện thấm hút cho da tốt hơn, giúp da khô thoáng, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Nếu xuất hiện các vết nứt sau quá trình phồng rộp gây đau nhức, có thể sử dụng một số loại băng dán để định hình. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm để giảm triệu chứng ngứa và đau rát.
- Giày dép nên được giữ khô ráo và chọn loại thoáng khí. Tránh đi các loại làm từ nhựa hoặc cao su vì chúng có thể gây đổ mồ hôi nhiều. Hạn chế mang giày dép không êm ái vì cũng có thể gây rách lớp phồng rộp nơi có mụn nước gây đau rát.
- Trong trường hợp bàn tay hoặc bàn chân bị đau, chảy nước và đóng vảy màu vàng, đó có thể là dấu hiệu của việc bạn đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Điều này khá nguy hiểm, cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ và sử dụng các loại thuốc để điều trị kịp thời.
Tổ đỉa khá phổ biến trong đời sống hàng ngày, tuy không có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những phiền toái mà nó mang lại cho người bệnh thường khá khó chịu.
Vì vậy trong quá trình làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cần có các biện pháp phòng tránh kịp thời, đặc biệt với những ai có làn da nhạy cảm.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất tẩy rửa, dung môi, axit, kiềm… Giữ cho làn da luôn khô thoáng, sạch sẽ là những cách để chúng ta có thể phòng tránh căn bệnh này.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh tổ đỉa của phòng khám ĐÔNG Y ĐẠI PHÚC. Nếu còn thắc mắc thì đừng ngừng ngại gọi đến số (028) 38 495 888 các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết về bệnh cho bạn.