Hiện nay, bệnh viêm da là tình trạng phổ biến xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa, hãy cùng ĐÔNG Y ĐẠI PHÚC đọc qua bài viết sau.
Bệnh viêm da là gì? Viêm da có lây không?
Viêm da là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng viêm nhiễm. Khi bị viêm da, bề mặt da của bạn thường khô, sưng và ửng đỏ. Bên cạnh đó, thời gian kéo dài tình trạng viêm phụ thuộc vào mùa, môi trường và stress của người bệnh.

Tuy nhiên căn bệnh này không lây nhiễm, nhưng nó có thể làm cho bạn mất tự tin và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bản thân nếu tình trạng ngứa rát kéo dài.
Các dạng viêm da thường gặp
Bệnh viêm da hiện nay có nhiều loại. Một số loại phổ biến hơn ở trẻ em, và một số loại chỉ có ở người lớn. Các loại viêm da phổ biến:

- Viêm da dị ứng (chàm): thường do di truyền, xuất hiện đa số ở trẻ nhỏ. Các mảng da trở nên thô ráp, khô và ngứa. Những người bị viêm da dị ứng không thể chữa khỏi, bệnh có thể thuyên giảm nhưng sau đó bị tái phát lại.
- Viêm da tiết bã: đây là loại viêm da phổ biến nhất trên da đầu, có thể xảy ra trên mặt, ngực và xung quanh tai. Nó thường gây ra các mảng vảy, đổi màu da và gàu. Căng thẳng hoặc thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này. Bệnh này cũng phổ biến ở trẻ sơ sinh, dân gian thường gọi là “cứt trâu”, da đầu xuất hiện từng mảng vảy cứng.
- Viêm da tiếp xúc: xảy ra khi da của bạn tiếp xúc với chất gây kích ứng, dị ứng gây ra phản ứng bất lợi làm tổn thương da. Những phản ứng này có thể phát triển thành phát ban bỏng, châm chích, ngứa hoặc phồng rộp.
- Chàm tổ đỉa: xảy ra chủ yếu ở bàn chân và bàn tay và cũng có thể xảy ra ở những người đổ mồ hôi nhiều ở những khu vực này. Với biểu hiện là da trở nên ngứa, kèm theo mụn nước nhỏ, khó vỡ, mọc rải rác hoặc tập trung thành từng cụm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da?
Các tác nhân phổ biến khiến da viêm nhiễm bao gồm: Căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, môi trường, chất kích thích…

- Viêm da dị ứng (chàm): do các yếu tố như da khô, môi trường ô nhiễm và vi khuẩn trên da. Bên cạnh đó căng thẳng, sử dụng chất kích thích và thay đổi nội tiết tố là những yếu tố phổ biến. Gia đình có tiền sử bị viêm da dị ứng cũng có thể làm tăng khả năng phát triển tình trạng này.
- Viêm da tiết bã: yếu tố hình thành do một số loại nấm vùng tiết nhờn gây ra. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ bị viêm da tiết bã như: HIV, bệnh vẩy nến, động kinh, bệnh trứng cá đỏ, Bệnh Parkinson.
- Viêm da tiếp xúc: tình trạng này là do tiếp xúc da trực tiếp với các chất kích thích hoặc gây dị ứng, xà phòng, sản phẩm chứa chất tẩy rửa, mỹ phẩm, thành phần trong các loại kem dưỡng da, nước hoa.
- Chàm tổ đỉa: dễ xảy ra với những người phải làm việc trong môi trường có điều kiện khắc nghiệt và nóng ẩm, da thường phải tiết nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó tiếp xúc nhiều với hóa chất và chất tẩy rửa cũng có thể mắc bệnh tổ đỉa.
Các yếu tố gây viêm da.
Các yếu tố gây viêm da phổ biến như:

- Tuổi tác
- Môi trường có độ ẩm thấp
- Bệnh sử gia đình
- Tình trạng sức khỏe
- Hen suyễn
- Hệ bài tiết mồ hôi
- Tiếp xúc bụi bặm
- Lông động vật
- Thay đổi xà phòng
- Ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng như: trứng, sữa, hải sản,…
Triệu chứng khi bị viêm da
Đa số triệu chứng chung của người bệnh có một số dấu hiệu sau:

- Phát ban
- Phồng rộp da
- Da khô và nứt
- Da ngứa
- Cảm giác đau, châm chích khi chạm vào da
- Đỏ
- Sưng
Viêm da có nguy hiểm không?
Bệnh viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị đúng cách sẽ có thể gây ra một số biến chứng sau:

- Bệnh hen suyễn: trẻ bị viêm da cơ địa dễ mắc thêm bệnh hen suyễn.
- Nhiễm trùng da: da tổn thương do gãi nhiều gây ra các vết loét, mủ, làm tăng nguy cơ khả năng nhiễm vi khuẩn và vi rút.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: da yếu đi, dễ bị kích ứng do tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp, mỹ phẩm, ô nhiễm môi trường…
- Rối loạn giấc ngủ: ngứa nhiều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ như ngủ không ngon.
Các cách phòng ngừa bệnh viêm da
Để kiểm soát bệnh viêm da chúng ta nên lưu ý những điều sau:

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với chất gây kích ứng hoặc dị ứng.
- Cố gắng tránh làm tổn thương các vùng da dễ mẫn cảm. Khi chà xát mạnh có thể làm vết thương hở hoặc tái phát và lây lan vi khuẩn sang các bộ phận khác trên cơ thể.
- Đối với da khô nên sử dụng xà phòng với thành phần tự nhiên lành tính và tắm bằng nước ấm thay vì nước nóng. Sau khi tắm nên thoa một lớp dầu dưỡng ẩm hoặc lotion để da mịn màng hơn.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm dạng nước sau khi rửa tay và kem dưỡng ẩm dạng dầu dành cho da cực khô.
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ hơn những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng bệnh viêm da của phòng khám ĐÔNG Y ĐẠI PHÚC để điều trị kịp thời. Nhằm giải đáp thắc mắc chi tiết bệnh viêm da, bạn có thể liên hệ (028) 38 495 888 các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ tư vấn tận tình cho bạn.